Khi bị bệnh cảm cúm nên ăn gì cho nhanh khỏi?

Người kiểm duyệt: admin

Đã kiểm duyệt

Thật ra khi mắc bệnh cảm cúm chúng ta cần phải để ý xem nên ăn gì cho nhanh khỏi, bởi đây là vấn đề khá quan trọng thức ăn sẽ giúp cho cơ thể có thêm sức lực, tăng sức đề kháng để chống lại các virus gây bệnh từ đó giúp cho cơ thể khoẻ mạnh hơn, thoải mái hơn.

Tuy nhiên thì việc lựa chọn đúng các loại thực phẩm giúp bạn nhanh khỏi bệnh cảm cúm không hề đơn giản mà cần phải biết cách chọn, chọn sao cho khoa học. Vì sau khi bị cúm cơ thể khá mệt mỏi, suy nhược nên cần phải bồi bổ chất dinh dưỡng cần thiết. Vậy đó là những món ăn gì? Lavender sẽ giới thiệu cho bạn ở nội dung dưới đây nhé.

Khi bị bệnh cảm cúm nên ăn gì cho nhanh khỏi?

Những người mắc bệnh cảm cúm thường có dấu hiệu chán ăn, cơ thể mệt mỏi, ăn không ngon miệng… chính vì thế mà việc lựa chọn đúng đồ ăn cho người bị bệnh cảm cúm vô cùng quan trọng. Nó giúp cho họ ăn được nhiều hơn, tăng sức đề kháng đồng thời giảm được những bệnh lý nền để cơ thể khoẻ mạnh hơn nữa. Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì bạn nên bổ sung vào cơ thể những chất sau khi bị cảm cúm, đó là:

1. Ăn thêm nhiều rau xanh

Các loại rau xanh cũng là thực phẩm mà người mắc bệnh cúm nên ăn. Cải bó xôi (rau chân vịt), cải xoăn và các loại rau lá xanh khác nằm trong danh sách các loại thực phẩm giúp tăng cường sức đề kháng hiệu quả, bởi rau xanh không chỉ giàu vitamin C, E mà còn chứa rất nhiều chất chống oxy hóa và beta carotene. Đây điều là những chất có tác dụng tăng khả năng chống viêm cho hệ miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể, đặc biệt sức đề kháng của da – lớp “áo giáp” đặc biệt của cơ thể chống lại các tác nhân gây hạn, đặc biệt là virus gây bệnh.

>>> Xem thêm: Báo giá chụp ảnh nghệ thuật

2. Những loại thực phẩm có chứa nhiều kẽm

Kẽm là vi chất mà cơ thể rất cần để các tế bào miễn dịch có thể hoạt động tối ưu. Khi bị cúm, việc tăng cường bổ sung các thủy hải sản có vỏ giàu kẽm như thịt, cá, tôm, sò, hàu, trứng, sữa,… rất cần thiết, vì đây là thực phẩm giúp tăng cường miễn dịch, sức khỏe sớm phục hồi, duy trì vị giác và khứu giác, nâng cao thể trạng. Kẽm tham gia vào hàng trăm enzym chuyển hóa trong cơ thể, nếu thiếu kẽm thì rất dễ mắc các bệnh truyền nhiễm về đường hô hấp, đường tiêu hóa do sức đề kháng bị suy giảm.

3. Khi nấu ăn nên cho thêm ít gừng

Gừng là thực phẩm quan trọng hàng đầu được nhiều người sử dụng khi đang bị cúm hoặc sau khi ốm dậy bệnh cảm cúm. Theo các nghiên cứu mới nhất, gừng có tác dụng tăng cường miễn dịch của cơ thể, giảm viêm, giảm đau, giúp ngăn ngừa, điều trị các bệnh viêm nhiễm và làm chậm quá trình tạo cholesterol. Ngoài ra, gừng có thể giảm nôn, buồn nôn rất hiệu quả và là “liều thuốc” rất quan trọng cho hệ miễn dịch.

4. Thực phẩm chứa nhiều vitamin C không thể bỏ qua

Vitamin C là chất dinh dưỡng quan trọng giúp kháng viêm, tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả, đặc biệt rất hữu ích đối với người đang bị cúm vì dưỡng chất này giúp tăng khả năng sản sinh của bạch hầu trong máu. Tuy nhiên, cơ thể mỗi người lại không thể tự sản sinh hoặc tổng hợp vitamin C mà cần phải được bổ sung qua các thực phẩm để cải thiện sức khỏe. Các loại trái cây họ cam chanh như cam, quýt, chanh, bưởi,… là nguồn thực phẩm rất giàu vitamin C

5. Ăn thêm bông cải xanh

Bông cải xanh là loại thực phẩm chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe (giàu hàm lượng vitamin A, C, E). Chất sulforaphane có trong bông cải xanh chống oxy hóa, làm giảm căng thẳng, làm chậm sự suy giảm của hệ thống miễn dịch, bảo vệ niêm mạc đường hô hấp… Đây là một trong những loại rau rất tốt cho sức khỏe, có thể đưa vào chế độ dinh dưỡng mỗi ngày, chứ không chỉ riêng cho người đang bị cúm bệnh cảm cúm.

Nói chung là với mỗi loại thực phẩm khác nhau thì sẽ mang lại chất dinh dưỡng khác nhau cho người bệnh. Tuỳ vào việc mình đang mắc bệnh gì mà lựa chọn thức ăn cho phù hợp. Với những người mắc bệnh cảm cúm cũng không phải là ngoại lệ. Hy vọng với những nội dung trên đây đã giúp cho bạn có được những kiến thức cần thiết để hỗ trợ cho bản thân có thêm sức khoẻ tốt nhất nhé.

>>> Chụp ảnh cưới mùa đông và 4 vấn đề không thể bỏ qua

.
.
.
.